Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng khớp gối. Quá trình thể hiện từ sự biến đổi bề mặt sụn khớp, sau đó đến biến đổi bề mặt khớp. Thường trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương. Khi khớp bị thương tổn nhiều, dịch khớp kém, dần dần hình thành các gai xương. Để lâu dần ảnh hưởng đến vận động. Chính vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu thoái hóa khớp gối sớm là điều cần thiết để tránh các ảnh hưởng về sau.
1. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối tiến triển âm thầm nhiều năm không có triệu chứng. Khi xuất hiện triệu chứng thì được gọi là bệnh thoái hóa khớp gối. Triệu chứng biểu hiện đầu tiên thường là đau khớp gối.
1.1. Đau khớp gối
Đau khớp gối là triệu chứng đầu tiên và cũng là triệu chứng luôn luôn có của thoái hóa khớp gối.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có cảm giác gối không vững và đau nhẹ khi bước lên cầu thang, khi chạy hoặc khi đứng dậy từ tư thế ngồi xổm.
Giai đoạn sau, đau khớp gối trở nên rõ rệt hơn. Đau xuất hiện khi đi bộ đường dài, khi đứng dậy từ tư thế ngồi, khi lên cầu thang khiến bệnh nhân phải chống tay vào gối để bước lên.
Đến giai đoạn muộn, mỗi cử động khớp gối đều gây đau. Bệnh nhân lười vận động làm cho các cơ vận động khớp bị teo, rõ nhất là cơ tứ đầu đùi.
Đau khớp gối do thoái hóa có đặc điểm là đau có tính chất cơ học: đau khi vận động, nhất là những động tác làm tăng lực tác động lên khớp, đau giảm và hết khi nghỉ ngơi.
Ấn khe khớp hai bên, bệnh nhân có thể thấy đau do sụn chêm bị đẩy di động vào trong. Giai đoạn muộn khi gai xương rìa khớp phát triển lớn có thể sờ thấy được ở rìa mâm chày.
1.2. Có tiếng lạo xạo trong khớp
Người khám đặt lòng bàn tay lên trên xương bánh chè, tay kia cầm cẳng chân bệnh nhân vận động gấp duỗi khớp gối sẽ cảm thấy có tiếng lạo xạo trong khớp.
Tiếng lạo xạo xuất hiện là do bề mặt sụn khớp không còn trơn bóng mà lồi lõm, lượng dịch khớp giảm và độ nhớt giảm. Khi khớp vận động bề mặt khớp cọ sát vào nhau phát ra tiếng lạo xạo.
Mặc dù có tiếng lạo xạo rõ nhưng bệnh nhân không thấy đau là do sụn khớp không có phân bố thần kinh.
Khi sụn bị tiêu hoàn toàn, làm lộ mặt xương dưới sụn thì mỗi cử động của khớp khi đó đều gây đau vì bề mặt xương lộ ra bị cọ sát khi khớp vận động.
1.3. Cứng khớp
Dấu hiệu cứng khớp xảy ra vào buổi sáng hoặc sau khi không vận động khớp một thời gian. Sau vài cử động hoặc xoa bóp khớp thì khớp trở về trạng thái bình thường, hết cứng. Thoái hóa khớp càng nặng thì triệu chứng cứng khớp càng rõ.
Dấu hiệu cứng khớp trong thoái hóa khớp diễn ra ngắn, thường dưới 30 phút, khác với cứng khớp do viêm khớp dạng thấp thường kéo dài trên 30 phút.
1.4. Hạn chế vận động
Giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy khó khăn khi đi bộ xa, khi chạy.
Giai đoạn muộn thấy khó khăn khi gấp duỗi khớp gối, nhất là những động tác làm tăng sức nặng lên khớp gối như ngồi xổm đứng dậy, bước lên cầu thang.
Giai đoạn muộn khi sụn bề mặt khớp bị tiêu hủy để lộ mô xương dưới sụn thì mỗi cử động khớp đều gây đau làm bệnh nhân lười vận động, dẫn tới teo các cơ vận động khớp, teo cơ tứ đầu đùi là rõ nhất.
1.5. Tràn dịch khớp gối
Trong thời gian bị tràn dịch, bệnh nhân có thể thấy đau trong khớp cả khi nghỉ ngơi (đau có tính chất của viêm) nhưng thường chỉ đau nhẹ, cảm giác căng tức là chính.
Tùy theo mức độ tràn dịch, có thể chỉ vài mi-li-lít, có thể tới hơn 20ml làm khớp gối sưng to, căng tức, tuy nhiên không có nóng đỏ.
Dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè dương tính. Chọc hút lấy được dịch khớp, thấy dịch trong hoặc vàng nhạt, độ nhớt giảm nhẹ (test mucin).
Xét nghiệm tế bào, sinh hóa bình thường.
Không có biểu hiện của dịch khớp viêm, xét nghiệm vi khuẩn âm tính, các xét nghiệm miễn dịch âm tính.
1.6. Biến dạng khớp
Giai đoạn muộn, khi gai xương rìa khớp phát triển to ra sẽ thấy khớp gối bị biến dạng, chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (kiểu chữ O) hoặc kiểu chân chữ X.
Những trường hợp thoái hóa khớp không cân xứng như chỉ thoái hóa khớp đùi chày trong hoặc chỉ thoái hóa khớp đùi chày ngoài cũng gây lệch trục khớp. Thoái hóa khớp gối thường không gây biến dạng nhiều như bệnh viêm đa khớp dạng thấp, biến dạng trong thoái hóa khớp là do mọc gai xương, lệch trục khớp hoặc do thoát vị màng hoạt dịch, dần dần đưa đến tình trạng mất chức năng vận động, người bệnh không thể đi lại được nếu không dùng nạng.
1.7. Thoát vị màng hoạt dịch
Màng hoạt dịch khớp gối thường bị thoát vị ra phía sau vùng trám khoeo tạo thành một kén hoạt dịch, kén này còn có tên gọi là kén Baker. Kén Baker có thể to, nổi rõ trong chám khoeo, nhưng có lúc lại tự mất do kén có đường thông với khoang khớp, chất hoạt dịch chui trở lại trong khớp, hay gặp khi ngồi. Cần làm siêu âm chẩn đoán để phân biệt với phình động mạch.
2. Biến chứng
Tràn dịch khớp: do phản ứng viêm của màng hoạt dịch. Khi sụn khớp bị nhuyễn hóa bong ra trở thành các dị vật, kích thích phản ứng viêm tương tự như viêm khớp vi tinh thể.
Biến dạng chi: do xuất hiện các gai xương gây lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch hoặc do thoái hóa khớp không cân đối giữa khớp đùi chày trong và khớp đùi chày ngoài.
Thoát vị màng hoạt dịch: tạo kén hoạt dịch vùng trám khoeo (kén Baker).
Khiếm khuyết vận động: bệnh nhân khó khăn trong đi lại, có thể không tự đi lại được mà phải dùng dụng cụ hỗ trợ như nạng, nẹp gối.
3. Điều trị thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường gặp với tỉ lệ cao, là nguyên nhân quan trọng gây ra khuyết tật ở người cao tuổi, nhất là ở phụ nữ. Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi được thoái hóa khớp, cũng như chưa có phương pháp nào phục hồi được sụn khớp đã tổn thương.
Chính vì vậy, việc điều trị thoái hóa khớp gối được thực hiện dựa trên các nguyên tắc.
3.1. Nguyên tắc điều trị
Giảm đau trong các đợt tiến triển.
Hạn chế thoái hóa khớp tiến triển, làm chậm lại quá trình thoái hóa khớp.
Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, phục hồi chức năng vận động của khớp.
Tránh các tác dụng không mong muốn của thuốc, lưu ý tương tác thuốc và các bệnh kết hợp ở người cao tuổi.
3.2. Ưu điểm của phương pháp điều trị KHÔNG DÙNG THUỐC với bệnh lý thoái hóa khớp
Điều trị bảo tồn- giảm đau hiệu quả
Cho tới nay, chưa có phương pháp điều trị nào cho phép tái sinh lại sụn khớp đã bị hư hỏng, cũng chưa có biện pháp nào điều trị khỏi được thoái hóa khớp. Những thuốc hiện đang có đều chưa đủ bằng chứng về tính hiệu quả của nó. Ghép sụn khớp và cấy tế bào gốc vẫn còn trong giai đoạn thực nghiệm.
Các biện pháp dùng thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà không hạn chế được tiến triển của thoái hóa khớp, đồng thời có nhiều tác dụng phụ khi phải điều trị kéo dài.
Một số thuốc tác dụng kéo dài được cho là cải thiện chất lượng sụn, bảo vệ mô xương dưới sụn, nhưng chưa đủ bằng chứng chứng minh. Các biện pháp vật lý trị liệu tỏ ra có hiệu quả tốt trong cải thiện triệu chứng, làm giảm số đợt tiến triển và giảm nhẹ triệu chứng của mỗi đợt tiến triển của bệnh và hầu như không có tác dụng phụ cần được khuyến khích áp dụng.
Làm chậm quá trình tiến triển thoái hóa
Hầu hết các biện pháp điều trị không dùng thuốc tác động vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp là cải thiện tuần hoàn và dinh dưỡng các mô của khớp, vì vậy các biện pháp này không chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà còn có tác dụng làm chậm lại quá trình tiến triển của thoái hóa khớp.
Với các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ thì nên ưu tiên lựa chọn các biện pháp không dùng thuốc. Nên kết hợp các biện pháp không dùng thuốc với nhau để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Các biện pháp không dùng thuốc tuy tác dụng cải thiện triệu chứng chậm hơn dùng thuốc nhưng là các biện pháp điều trị an toàn, có thể điều trị kéo dài mà không gây tác dụng phụ.
3.2. Phương pháp điều trị KHÔNG DÙNG THUỐC tại SCCARE
Phòng khám cơ xương khớp SCCARE chuyên hỗ trợ phục hồi chức năng, vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa khớp với liệu trình an toàn, giải quyết triệt để cơn đau.
Vật lý trị liệu dựa trên hệ thống máy móc hiện đại giúp lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp, giúp phục hồi và làm lành các thương tổn. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị lâu dài do chữa trị từ gốc rễ bệnh. Hơn nữa, cũng là phương pháp an toàn vì không xâm lấn qua da. Các biện pháp vật lý trị liệu được SCCARE sử dụng là điện xung, siêu âm trị liệu, sử dụng nhiệt nóng/lạnh, sử dụng sóng xung kích Shockwave, …
Điều trị bằng dòng điện xung: Sử dụng các dòng điện xung có tác dụng ức chế như dòng xung hình sin, dòng xung giao thoa, dòng xung hình vuông, dòng TEN, dòng BUSTEN… Đặt hai điện cực hai bên khớp gối, thời gian điều trị một lần 10 – 15 phút, một đến hai lần/ngày. Cường độ dòng điện xung tùy theo cảm giác của bệnh nhân, điều chỉnh sao cho cường độ dòng điện nằm trong vùng có hiệu lực điều trị.
Dòng điện xung có tác dụng giảm đau ngay trong thời gian điều trị và có tác dụng kéo dài sau khi ngừng điều trị 6 giờ. Ngoài tác dụng giảm đau, dòng điện xung còn làm tăng tuần hoàn, tăng dinh dưỡng các tổ chức phần mềm của khớp, cải thiện tính thấm của các mô mềm, do đó cải thiện dinh dưỡng bao khớp, dây chằng, mô xương dưới sụn và dinh dưỡng sụn khớp.
Siêu âm trị liệu: Sử dụng sóng siêu âm thẩm thấu sâu tác động đến vi tế bào giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng đồng thời giảm đau, giảm viêm, tăng tái tạo tổ chức. Siêu âm giúp giảm các cơn đau khớp đồng thời ngăn ngừa
Điều trị nhiệt nóng/lạnh: Điều trị bằng nhiệt tại chỗ giúp tăng tuần hoàn, tăng tính thấm của mô, tăng chuyển hóa, tăng khả năng kháng viêm, kích thích tái tạo mô tổn thương. Vì vậy, các biện pháp điều trị nhiệt tại chỗ rất thích hợp để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối vì khớp gối là khớp ở nông.
Sóng xung kích Shockwave: Dạng sóng âm mang năng lượng cao tác động vào những điểm đau, các mô cơ, xương bị tổn thương, thúc đẩy quả trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân, và các mô mềm khác. Sóng âm tương tác với các mô, tác động cục bộ từ đó giảm đau, khôi phục khả năng vận động.
Đặc biệt, những bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị béo phì cũng được khuyến nghị giảm cân. Béo phì là nguyên nhân quan trọng gây thoái hóa khớp gối vì khớp phải tăng chịu tải kéo dài. Khi đã bị thoái hóa khớp thì giảm cân để đưa cân nặng trở về bình thường (BMI = 18,5 – 22,9) cũng được coi là một biện pháp điều trị và làm chậm quá trình thoái hóa. Biện pháp tiết chế ăn uống kết hợp với hoạt động thể lực, nếu cần có thể dùng các biện pháp can thiệp để làm giảm cân.
Để được hỗ trợ và điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối từ sớm và hiệu quả, bạn có thể liên hệ với SCCARE từ sớm.
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h30 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật