Đau khớp cùng chậu là một phần trong bệnh lý viêm cột sống. Đây là bệnh lý mạn tính, tiến triển từ từ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Viêm khớp cùng chậu xảy ra ở cả nam và nữ.
HỘI CHỨNG LÂM SÀNG CỦA ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU
Đau khớp cùng chậu thường xảy ra khi hoạt động sai tư thế, gây quá tải cho khớp làm tổn thương dây chằng và mô mềm. Dạng phổ biến nhất của đau khớp cùng chậu là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp sau chấn thương.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
Dấu hiệu:
Hầu hết bệnh nhân đau khớp cùng chậu là do căng thẳng hoặc viêm khớp phức tạp quanh phần trên đùi lan tới mông và mặt sau đùi.
Triệu chứng:
– Đau thắt lưng, đau ở háng, mông hoặc đùi.
– Đau âm ỉ, kéo dài ở vùng cột sống thắt lưng, giữa hai mông, vùng chậu hông kèm theo teo cơ mông.
– Đau khi đi đại, tiểu tiện.
– Cảm giác cứng hoặc rát bỏng phía sau khung chậu.
CẬN LÂM SÀNG
Để chẩn đoán bệnh đau xương khớp cùng chậu, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân chụp X- Quang
Trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân của cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) từ cột sống thắt lưng đến xương cùng.
Dựa trên chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể định thêm một số xét nghiệm như: công thức máu toàn phần, tốc độ lắng máu, HLA-B27, xét nghiệm kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu tự động.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Đau khớp cùng chậu có thể nhầm lẫn với đau lưng, viêm bao hoạt dịch thắt lưng, viêm xơ mạch cột sống, hội chứng piriformis, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, chèn ép tủy sống, rễ thần kinh, đám rối hay dây thần kinh.
CÁCH PHÒNG TRÁNH ĐAU KHỚP CÙNG CHẬU
– Tập luyện đúng cách
– Tránh vận động sai tư thế
– Tăng cường sức khỏe
– Ăn uống sinh hoạt hợp lý
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan như viêm đại tràng, trực tràng, bệnh phụ khoa, thận tiết niệu… (nếu có).
BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
Để điều trị bệnh lý, có thể sử dụng phương pháp tiêm. Tuy nhiên, khi tiêm khớp cùng chậu cần chú ý xác định đúng các mốc giải phẫu để đảm bảo an toàn. Nếu kim chọc ra ngoài, sai vị trí có thể gây tổn thương dây thần kinh háng.
Mặc dù đã sát khuẩn từ trước khi tiêm, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn theo đường kim vào. Tỷ lệ bầm máu và khối máu tụ có thể giảm nếu băng ép vị trí tiêm ngay sau khi tiêm. Gần 25% bệnh nhân có biểu hiện đau tăng lên sau khi tiêm nội khớp, và các bệnh nhân cần được bác sĩ giải thích rõ trước khi thực hiện.
Viêm khớp cùng chậu có triệu chứng khá giống với thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì vậy, bạn cần đến Phòng khám cơ xương khớp SCCARE ngay để được bác sĩ thăm khám thay vì tự điều trị tại nhà vì rất dễ sai cách khiến bệnh nặng hơn.
Đến với SCCARE, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị một cách chính xác nhất với phương pháp điều trị không dùng thuốc, không tiêm, hạn chế phẫu thuật mà vẫn đảm bảo khỏi bệnh nhanh chóng.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật