HỘI CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VIÊM ĐĨA ĐỆM
Viêm đĩa đệm là nguyên nhân thường bị bỏ sót ở bệnh nhân đau cột sống, nếu không chẩn đoán được, nó có thể gây liệt hoặc gây các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Viêm đĩa đệm có thể xảy ra bất cứ đâu ở cột sống như cột sống thắt lưng, cột sống cổ. Nguyên nhân chính của viêm đĩa đệm là do viêm nhiễm đường tiết niệu đi vào khoang ngoài màng cứng theo đám rối Batson.
Viêm đĩa đệm nếu không phát hiện sớm có thể gây liệt hoặc gây các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân
Phổ biến hơn, viêm đĩa đệm thường xảy ra sau các can thiệp vào cột sống như phẫu thuật, chụp tủy, tiêm tê ngoài màng cứng. Viêm đĩa đệm xảy ra nhiều hơn ở nam với tỉ lệ 2:1 ở người lớn. Tuổi trung bình mà hay mắc bệnh nhất ở trẻ em là 7, và ở người lớn khoảng 50 tuổi. Nếu không điều trị, tỷ lệ tử vong của viêm đĩa đệm là gần 10%.
DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG VIÊM ĐĨA ĐỆM
Dấu hiệu:
Các dấu hiệu như: Rung giật, Babinsky hoặc giảm cảm giác đáy chậu nếu không tìm xác định chính xác là nguyên nhân gây nên viêm đĩa đệm.
Các biểu hiện về thần kinh sẽ xấu đi nhanh chóng khi biểu hiện chèn ép các cấu trúc thần kinh tăng lên. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán thì sẽ suy giảm cảm giác và vận động, dẫn đến tình trạng khó phục hồi.
Triệu chứng:
Triệu chứng ban đầu là đau mơ hồ ở vùng viêm. Ở vị trí này, bệnh nhân có đau nhẹ ở đoạn cột sống bị ảnh hưởng, sốt nhẹ hoặc ra mồ hôi trộm.
Khi ổ áp xe tăng kích thước, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt, rét run và ớn lạnh.
CẬN LÂM SÀNG
Chụp xạ hình xương là phương pháp chẩn đoán sớm và tốt nhất. Chụp MRI và CT cũng có độ chính xác cao trong chẩn đoán viêm đĩa đệm và có thể chính xác hơn chụp tủy sống.
Các bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm đĩa đệm nên làm các xét nghiệm máu, tốc độ máu lắng, sinh hóa máu tự động, nuôi cấy máu và nước tiểu… để có được kết quả chính xác nhất.
Không nên chờ đợi khi có kết quả nuôi cấy mới dùng kháng sinh mà nên tiến hành làm nhuộm gram và cấy mủ trước đó.
CHẨN ĐOÁN, PHÂN BIỆT VIÊM ĐĨA ĐỆM
Có rất nhiều loại nhiễm khuẩn không điển hình (như lao, nấm) gây viêm đĩa đệm, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Những bệnh này nên được xem xét nếu không đáp ứng với điều trị kháng sinh nói chung.
Nếu chỉ dùng kháng sinh thì rất khó để điều trị khỏi viêm đĩa đệm. Nên kết hợp nằm nghỉ và dùng các phương tiện nâng đỡ phần cột sống để hỗ trợ điều trị viêm đĩa đệm.
Phương pháp cho bệnh nhân bị chèn ép cột sống do viêm đĩa đệm:
– Làm cấy máu và nước tiểu.
– Dùng các kháng sinh liều cao chống tụ cầu vàng.
– Làm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định chèn ép tủy sống như áp xe, u và các thứ khác:
+ Chụp CT.
+ Chụp cộng hưởng từ.
+ Chụp tủy.
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ phẫu thuật cột sống.
– Theo dõi liên tục tình trạng cột sống của bệnh nhân.
– Nếu không làm được bất kì những thứ nào nói trên, chuyển bệnh nhân tới cơ sở khác có điều kiện một cách nhanh nhất.
– Chụp lại và hội chẩn với bác sĩ thần kinh nếu thấy bất kì dấu hiệu xấu nào về trạng thái thần kinh của bệnh nhân.
BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
Nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị viêm đĩa đệm sẽ gây tai họa cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Với mức độ nguy hiểm như vậy thì khi có dấu hiệu áp xe hay các nguyên nhân chèn ép ống sống thì bạn cũng cần liên hệ ngay đến phòng khám cơ xương khớp SCCARE để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật