Gân Achilles là một dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót. Nếu gân Achilles bị kéo dãn quá mức thì có thể bị rách (đứt) một phần hoặc hoàn toàn.
Đứt gân Achilles là một dạng chấn thương ảnh hưởng đến phần sau chân dưới, thường xảy ra ở những người chơi thể thao.
HỘI CHỨNG LÂM SÀNG ĐỨT GÂN ACHILLES
Đứt gân Achilles thường xảy ra sau chấn thương do lấy đà đẩy đột ngột khi nhảy hoặc chạy nước rút dẫn đến gấp bàn chân về phía mu quá mức. Đứt gân Achilles thường xảy ra ở chân trái vì người thuận tay phải thường lấy đà bằng chân trái khi nhảy.
Phần hẹp nhất của gân Achilles thường dễ bị đứt nhất, phần này cách điểm bám của gân vào xương gót khoảng 5cm lên phía trên. Gân Achilles có hệ thống mạch máu nuôi dưỡng nghèo nàn, dễ bị tác động bởi các cử động lặp đi lặp lại dẫn đến các vi chấn thương. Các vi chấn thương lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm gân và gân khi bị tổn thương thì rất dễ bị đứt. Viêm gân Achilles thường đi kèm với viêm bao hoạt dịch, gây đau nhiều hơn và mất chức năng.
Đứt gân Achilles là một dạng chấn thương ảnh hưởng đến phần sau chân dưới, thường xảy ra ở những người chơi thể thao
Ngoài đứt gân Achilles do chấn thương thì đứt gân không do chấn thương cũng có thể xảy, bao gồm: sử dụng steroid, lọc máu, gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, bệnh nội tiết, ghép thận, rối loạn chuyển hóa lipid và sử dụng fluoroquinolone.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG ĐỨT GÂN ACHILLES
Mặc dù có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể khi bị đứt gân gót, nhưng hầu hết trường hợp đều sẽ có:
– Cảm giác bị đá vào bắp chân
– Đau, có thể đau dữ dội và sưng gần gót chân
– Không có khả năng gập bàn chân xuống (gập lòng) hoặc “đẩy” chân bị thương khi đi bộ
– Không có khả năng đứng trên ngón chân (đứng nhón gót) của chân bị thương
– Có âm thanh đứt gãy khi xảy ra chấn thương.
CẬN LÂM SÀNG ĐỨT GÂN ACHILLES
– Chụp X-quang cổ chân thẳng và chụp cộng hưởng từ (MRI) được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bị đau cổ chân sau và những bệnh nhân nghi ngờ bị đứt gân Achilles.
– Chụp MRI cổ chân cũng được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ khớp mất vững, viêm bao hoạt dịch hay khối u tiềm ẩn.
– Chụp cắt lớp xạ hình xương có phát hiện gãy xương do mỏi (stress fractures) mà phim X-quang thẳng không phát hiện được.
– Dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung, bao gồm: tổng phân tích tế bào máu, nồng độ acid uric, tốc độ lắng máu, định lượng kháng thể kháng nhân.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT ĐỨT GÂN ACHILLES
– Đứt gân Achilles thường dễ dàng chẩn đoán dựa vào lâm sàng.
– Tuy nhiên, nếu túi hoạt dịch (nằm giữa gân Achilles, nền xương chày và mặt sau trên của xương gót) bị viêm thì có thể làm sai lệch chẩn đoán.
– Gãy xương cổ chân do mỏi có thể có biểu hiện lâm sàng tương tự viêm gân Achilles.
BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
Dù có được điều trị bảo tồn hay phẫu thuật nhưng việc đứt gân Achilles lặp đi lặp lại có thể gây tổn thương lớn đến cơ thể.
Bạn không nên bất động cơ thể bằng cách bó bột cho đến khi hết sưng nề sau đứt gân Achilles. Việc này có thể gây chèn ép thần kinh và loét do chèn ép. Nếu muốn duy trì chức năng của gân bạn nên thực hiện vật lý trị liệu nhẹ nhàng trong giai đoạn phục hồi.
Nếu bạn đang có dấu hiệu nói trên thì cần đến ngay với Phòng khám cơ xương khớp SCCARE để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán, điều trị một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật