Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải có quãng thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng phù hợp để phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó, việc luyện tập bổ trợ sau mổ cũng vô cùng quan trọng để bệnh nhân nhanh chóng trở về nhịp độ cuộc sống bình thường. Dưới đây, SCCARE chỉ ra các bài tập sau phẫu thuật bạn có thể dễ dàng thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Động tác 1: Co chân
Sau khi phẫu thuật, vết mổ vẫn còn đau. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế những động tác mạnh có hại có cột sống. Một số bài tập sau có thể thực hiện tại giường và vận động hai chân. Tuy nhiên, để an toàn và dễ dàng hơn, người bệnh tập luyện sau khi mổ thoát vị đĩa đệm nên có sự hỗ trợ của đai thắt lưng.
– Bước 1: Nằm thẳng, nên nhớ phần lưng và hông luôn thẳng
– Bước 2: Gập hai đầu gối lại và dùng hai bàn tay ôm chặt kéo sát bụng.
– Bước 3: Giữ tư thế khoảng 10 giây sau đó đặt về tư thế nằm thẳng ban đầu với động tác
– Bước 4: Ngược lại, thực hiện bài tập này nhẹ nhàng từ 10-15 lần.
Tác dụng: nhằm co giãn phần cơ lưng, chân, hông và phần xương cột sống.
Động tác 2 : Đi bộ
Một trong những biện pháp giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh nhất đó chính là đi bộ. Do đó, sau khi mổ được 1 tuần, người bệnh không nên ở trên giường quá nhiều, bằng cách tập đi bộ trong phòng, bước đi nhẹ nhàng, khoan thai và luôn nhớ giữ thẳng lưng.
Tác dụng: Đi lại nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, toàn bộ phần gân cơ, khớp được vận động sau 1 thời gian nằm nghỉ ngơi tại chỗ.
Động tác 3: Tư thế xe đạp
Người bệnh nằm thẳng trên giường
– Bước 1: Duỗi thẳng hai chân, hai tay để xuôi theo thân người, cơ thể thả lỏng. Hít thở nhẹ nhàng và đều đặn rất tốt cho sức khỏe trước khi tập.
– Bước 2: Đặt hai tay dưới đầu, hai chân co lên trên không, bắt đầu tập các động tác đạp xe đạp. bạn nên nhớ rằng bắp đùi luôn vuông góc với mặt đất và bắp chân song song với mặt đất.
– Bước 3: Khi nào chân mỏi thì đặt xuống và làm lại tương tự
Tác dụng: Động tác này giúp xương khớp dẻo dai và đàn hồi, đồng thời tăng cường sức khỏe của cơ chân, cơ bụng, hông.
Động tác 4: Giữ thăng bằng
– Đứng thẳng trên một mặt phẳng, co chân trái lên đặt vào đùi chân phải. Đứng trong tư thế một chân, giữ chân phải làm trụ
– Chắp tay, chú ý giữ thẳng lưng, tinh thần thoải mái không tạp niệm để cơ thể có thể giữ thăng bằng
– Khi chân mỏi có thể đổi chân và làm tương tự
Tác dụng: Bài tập này giúp rèn luyện cơ chân và phần xương sống vùng lưng, ngoài ra còn giúp tinh thần thoải mái hơn.
Những lưu ý để bảo đảm hồi phục sau mổ đúng cách
– Người bệnh sau khi phẫu thuật cần có chế độ nghỉ ngơi ở nhà từ 6 tháng đến 1 năm. Để bệnh được hồi phục hoàn toàn mới quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, cần tránh các tư thế sai, lao động quá sức, nặng nhọc.
– Sau khi vết mổ được lành hẳn, bệnh nhân nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng tốt cho xương khớp. Như top 4 bài tập trên, đạp xe, đi bộ, yoga…
– Bổ sung thêm thực phẩm giàu canxi và vitamin như: cá, tôm, đậu nành, súp lơ xanh… Nhằm giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp, đồng thời chống quá trình loãng xương.
– Luôn để tinh thần được thoải mái, lạc quan, tươi vui. Tránh tình trạng căng thẳng, tâm lý lo âu, suy nghĩ nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
– Cần được chỉ định số lần luyện tập/ cường độ luyện tập từ bác sĩ để có kết quả hiệu quả nhất.
Việc luyện tập sau mổ là một vấn đề quan trọng với người bệnh, bệnh nhân cần được chỉ định các bài tập và hướng dẫn của các bác sĩ để thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu có sai sót trong quá trình luyện tập rất có thể gây biến chứng trở lại sau mổ.
Nếu còn thắc mắc, Quý khách hàng mau chóng liên hệ với Phòng khám cơ xương khớp SCCARE để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giải đáp nhanh chóng và kịp thời.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật