Bệnh đau cột sống thắt lưng ở người trẻ hiện nay đang rất phổ biến. Tuy nhiên nhiều người chủ quan không chịu chữa trị kịp thời, điều này đem đến những hậu quả khó lường cho sinh hoạt hằng ngày cũng như cho sức khoẻ sau này.
1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau cột sống thắt lưng ở người trẻ
Theo WTO, có khoảng 75% người trưởng thành mắc phải bệnh đau cột sống thắt lưng và khoảng 10% trong số đó gặp phải những cơn đau kéo dài mãn tính.

Bệnh đau cột sống thắt lưng thường phổ biến hơn ở người trung niên và cao tuổi nhưng hiện nay lại đang được trẻ hoá. Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho người trẻ mắc bệnh đau cột sống thắt lưng. Có thể xuất phát từ việc tập luyện, tai nạn nghề nghiệp, hoặc đơn giản hơn là khi tham gia giao thông…
Chấn thương vùng này sẽ có nguy cơ cao để lại di chứng. Kể cả có được điều trị, cũng vẫn có thể có những cơn đau nhức kéo dài.
Nhân viên văn phỏng phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu khiến áp lực lên cột sống thắt lưng rất lớn. Thiếu vận động khiến cho cột sống thắt lưng kém linh hoạt, dễ bị co cứng và đau nhức.
Theo ước tính của WHO thì có khoảng 25% dân số Việt Nam đang mắc phải hội chứng này. Cột sống thắt lưng là vùng chịu rất nhiều áo lực. Việc trọng lượng cơ thể lớn, quá mức chịu đựng của cột sống sẽ làm suy yếu các chức năng của cột sống. Từ đó dẫn đến các cơn đau, đặc biệt là khi vận động mạnh và di chuyển nhiều.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Hiện nay, có một bộ phận lớn người trẻ ít quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Từ đó, cơ thể thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, vitamin D để bảo vệ xương. Có thể dẫn đến sức khoẻ xương khớp suy yếu, tạo ra những cơn đau nhức ở cột sống.
2. Các cấp độ đau cột sống thắt lưng ở người trẻ
Bệnh đau cột sống thắt lưng ở người trẻ thường được chia thành các cấp độ: cấp tính và mãn tính.

2.1. Đau cột sống thắt lưng cấp tính
Đa số những cơn đau cột sống thắt lưng ở người trẻ thường khởi phát đột ngột.
Những cơn đau có thể xuất hiện đột ngột 2-3 ngày hoặc vài tuần. Sau đó sẽ có xu hướng thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Vì vậy mà người bệnh không quá để ý đến nó.
Tuy nhiên cũng không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu báo cấu trúc cơ khớp cột sống đang bị quá tải. Cần phải tích cực nghỉ ngơi điều trị, không để cho bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính được.
2.2. Đau cột sống thắt lưng mãn tính
Những cơn đau lưng âm ỉ không được nghỉ ngơi và chữa trị kịp thời khiến sức khoẻ người bệnh giảm sút, điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn.
Đặc biệt những cơn đau từ 3 tháng trở lên, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc lấy thăng bằng và di chuyển, lưng không thể đứng thẳng. Cơn đau có thể làm hạn chế khả năng vận động của sụn khớp. Thời tiết thay đổi cũng khiến cơn đau chuyển biến tệ hơn.
Bên cạnh đó, cơn đau có thể lan rộng ra cả bả vai và cánh tay.
3. Lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân khi mắc phải chứng bệnh đau cột sống thắt lưng
Đối với những người đã và đang gặp phải những cơn đau cột sống thắt lưng âm ỉ kéo dài, cần hình thành những thói quen sinh hoạt tốt để giảm thiểu mức độ những cơn đau. SCCARE mách bạn một vài tips nhỏ mà bạn có thể thực hiện hằng ngày như sau:
- Tránh ngồi cong lưng. Duy trì tư thế ngồi phù hợp sẽ giúp giảm các nguy cơ gây đau
- Tránh khuân vác vật nặng.
- Ngừng hút thuốc
- Duy trì cân nặng ổn định
- Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống cũng như trong công việc
- Duy trì tư thế ngủ hợp lý
- Tập các bài tập thể dục phù hợp thường xuyên kết hợp với một vài động tác giãn cơ sẽ cải thiện được những cơn đau mãn tính
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được nguyên nhân, cách điều trị về bệnh đau cột sống thắt lưng ở người trẻ. Cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc đang có những triệu chứng bên về bệnh, cần tư vấn hãy gọi ngay số hotline 0898.999.517 để gặp chuyên gia, bác sĩ SCCARE giải đáp
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
- Hotline: 0898.999.517
- Website: sccare.vn
- Địa chỉ:
- Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
- (Coming soon) Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật