Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh về xương khớp khiến người bệnh không chỉ đau nhức, tê bì ở vùng vai gáy mà còn có thể lan xuống cả cánh tay, bàn tay… Bệnh tiềm ẩn rất nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ phụ thuộc vào kết quả của lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng ở bệnh nhân.
NGUYÊN NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chủ yếu có liên quan đến các vấn đề chấn thương, làm việc quá sức hay do ngồi sai tư thế. Khi đốt sống cổ bị thiếu hụt collagen hay lượng máu đến cơ quan này không đủ do các vấn đề như tư thế hoạt động sẽ khiến tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Do thói quen lao động, sinh hoạt: Người bệnh bị sai tư thế khi lao động, ngồi làm việc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, trong sinh hoạt hàng ngày, những thói quen như ngồi vẹo sang 1 bên, vừa nằm vừa xem tivi hay ngủ ngồi trên bàn làm việc… cũng là những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ;
– Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ càng lớn. Trong giai đoạn từ 30 đến 50 tuổi xương của mỗi người bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa, đây chính là điều kiện thuận lợi dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Ngoài ra, ở những người cao tuổi thì sự đàn hồi và thành phần nước trong cơ thể sẽ bị giảm đi theo thời gian nên rất dễ mắc các bệnh về xương khớp;
– Do gặp phải chấn thương hay tai nạn: Những chấn thương này tác động mạnh vào cột sống làm cho các chất nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ra sự chèn ép;
– Do di truyền: Trong gia đình nếu như có người thân bị mắc các bệnh về xương khớp hay thoát vị đĩa đệm thì con cái cũng có khả năng bị di truyền bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
– Do chế độ dinh dưỡng:
+ Đối với người già nếu không được bổ sung đủ Canxi, vitamin D, Kali thì có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cùng rất nhiều bệnh khác về xương khớp.
+ Ngoài ra trong thời gian mang nếu bà bầu không được bổ sung đầy đủ canxi qua thực phẩm, sữa và các viên uống bổ sung thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
+ Những người thường xuyên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá sẽ làm tăng mức độ hormone cortisol và làm thúc đẩy sự phân hủy của xương. Đây chính là nguyên nhân khiến xương bị thoái hóa sớm, dễ tổn thương từ đó làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
DẤU HIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
Triệu chứng đặc trưng của bệnh này chính là những cơn đau nhức tê bì tại vùng cổ và vai gáy.
– Cổ đau và căng cứng: Người bệnh rất khó để quay trái, quay phải hay cúi xuống như trước bởi cổ bị căng cứng và mỗi khi chuyển động lại bắt đầu xuất hiện những cơn đau.
– Đau nhức diện rộng: Cơn đau ban đầu chỉ khởi phát tại vùng vai gáy sau đó bắt đầu lan sang hai bả vai, cánh tay, phía sau đầu cổ thậm chí là hốc mắt khiến người bệnh đau mỏi toàn thân và không còn sức lực vận động.
– Tê ngứa ở tay và chân: Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tê ngứa chân tay, đặc biệt là bàn tay, ngón tay và không thể làm việc như bình thường, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.
– Vận động gặp khó khăn: Bệnh càng để lâu thì việc cử động đầu và cánh tay càng gặp khó khăn và bị hạn chế. Người bệnh chỉ có thể giữ nguyên tư thế nhìn về phía trước do không thể cử động đầu.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ
– Giai đoạn 1: Lúc này người bệnh chỉ cảm thấy có các cơn đau nhẹ ở vùng cổ gáy, việc xoay chuyển cổ cũng hơi khó khăn, nhất là khi cúi xuống. Tuy nhiên các cơn đau không xuất hiện quá thường xuyên. Cơn đau sau đó mới dần lan xuống hai bả vai và lưng khiến người bệnh rất mệt mỏi.
– Giai đoạn 2: Những cơn đau bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn nhưng không có giờ giấc cố định. Cơn đau lan rộng từ gáy ra phía sau đầu và tai. Việc cử động cổ rất hạn chế, nếu vẫn cố gắng thực hiện có thể bị vẹo cổ.
– Giai đoạn 3: Người bệnh có thể gặp cơn đau nhức tại vùng chẩm, vùng trán đồng thời cơn đau lan xuống bả vai với mức độ rõ ràng hơn. Khi cơn đau lan xuống cánh tay có thể làm mất cảm nhận tại cơ quan này. Người bệnh không chỉ khó chuyển động tay mà còn khó cầm nắm và làm việc. Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như nấc cụt, hoa mắt, chóng mặt, tê nhức khắp người.
Nếu trong 3 giai đoạn trên người bệnh không nhanh chóng điều trị sẽ dẫn tới cấp độ mãn tính. Lúc này những cơn đau nhức tê mỏi vai gáy, chân tay xuất hiện với tần suất dày đặc và cường độ năng hơn. Vì vậy, bệnh nhân cần đến ngay với Phòng khám cơ xương khớp SCCARE để được đội ngũ bác sĩ có chuyên môn chẩn đoán, điều trị chính xác và kịp thời, ngăn chặn nguy cơ biến chứng gây ra rất nhiều nguy hiểm khó lường.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật