Hiện nay, con người phải đối mặt với vô vàn nguy cơ bệnh tật. Một trong những căn bệnh đó là thoát vị đĩa đệm, tập trung vào phần thắt lưng, cổ. Nhiều khi chính người bệnh cũng không biết mình đang bị thoát vị đĩa đệm. Đáng lo ngại hơn, người bệnh xem nhẹ căn bệnh này và thường tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng mà không đến bác sĩ để kiểm tra, dẫn đến tình trạng tái đau khi ngưng dùng thuốc. Do đó, SCCARE sẽ giúp bạn tìm hiểu cặn kẽ và cách chữa thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm của chúng ta bên trong có phần nhân (một khối nhân nhầy) và được bao bọc bởi một lớp vỏ bọc bên ngoài. Tuy nhiên, khi bạn mắc căn bệnh này thì phần nhân bên trong bị rò ra ngoài hay có thể nói là bị thoát ra ngoài. Vì là chất nhầy nên khối này không đứng yên mà sẽ di chuyển theo vết nứt từ vòng sợi thoát dần. Ra khỏi vị trí vốn có của nó, sau đó là tràn ra ngoài.
Khi tràn ra ngoài khối chất nhầy này sẽ chiếm hoặc chèn ép vào vị trí của những bộ phận khác như là rễ thần kinh và tủy sống. Hay có thể hiểu đơn giản hơn đó là đĩa đệm của bạn bị chèn ép và di chuyển khỏi vị trí ban đầu.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Xét về cơ chế sinh học, khi một đĩa đệm đã bị thoát vị chúng sẽ không bao giờ có thể trở lại như ban đầu được nữa. Thoát vị đĩa đệm chỉ được xem là chữa khỏi khi có thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới.
Người bệnh phải biết rằng, ngay cả khi thay thế đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị thì đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời không triệt để. Chính vì vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ không thể nào chữa khỏi được hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu được chữa trị đúng lộ trình, người bệnh có thể phục hồi từ 80 – 95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.
Đĩa đệm bị thoát vị có được chữa trị hiệu quả hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Nếu tình trạng thoát vị càng nhẹ thì khả năng hồi phục càng cao. Trường hợp để bệnh quá nặng, chỉ còn một cách duy nhất là phẫu thuật.
– Sự kiên trì của người bệnh: Sẽ không thể có kết quả nếu điều trị ngày 1 ngày 2, để có thể mang đến kết quả tích cực nhất đòi hỏi người bệnh phải luôn kiên trì và có niềm tin.
– Phương pháp điều trị: Mỗi giai đoạn chữa bệnh sẽ có những phương pháp phù hợp. Ví dụ như để đối phó với cơn đau cấp tính, bệnh nhân nên sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ. Còn nếu chữa trị lâu dài nên áp dụng các bài thuốc Đông Y cũng như một số liệu pháp trị liệu hoặc kết hợp luyện tập tại nhà.
Bài tập giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả
Khi bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị liệu kết hợp nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao. Mỗi ngày dành ra khoảng 30 phút tập luyện cơ thể bạn sẽ trở nên săn chắc, dẻo dai hơn đồng thời giúp tình trạng đĩa đệm bị chệch ra ngoài có thể thu về vị trí cũ.
Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào cũng phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm bạn cần chú ý tránh một vài động tác sau đây:
– Không thực hiện các động tác vặn mình
– Không ngồi xổm
– Tránh động tác chạy bộ, nhảy lên nhảy xuống hay vận động mạnh
– Tránh cử tạ..
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thế kỷ. Và với tính chất công việc căng thẳng của đời sống hiện đại, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ bạn cần phải tự xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học để có thể đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của mình.
Nếu bạn còn thắc mắc về cách chữa thoái hóa cột sống cũng như các phương pháp chữa trị không xâm lấn tại SCCARE thì có thể liên hệ với đội ngũ y bác sĩ của SCCARE nhé.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật