HỘI CHỨNG LÂM SÀNG BONG DÂY CHẰNG DELTA
Dây chằng delta là dây chằng rất chắc và không dễ bị bong như dây chằng sên mác trước. Tuy nhiên, dây chằng delta lại dễ bị bong từ các chấn thương cấp tính do cử động sấp quá mức và đột ngột ở cổ chân. Các vi chấn thương lặp đi lặp lại do vận động quá mức hoặc sai tư thế cũng là nguyên nhân phổ biến gây bong dây chằng delta. Ví dụ như chạy đường dài trên bề mặt mềm hoặc không bằng phẳng.
Dây chằng delta gồm hai lớp nông và sâu, cả hai lớp này đều bám vào phía trên mắt cá trong.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG BONG DÂY CHẰNG DELTA
Bệnh nhân bị bong dây chằng delta biểu hiện đau ngay dưới mắt cá trong.
– Cử động gấp cổ chân về phía gan hay vặn ngoài cổ chân sẽ làm đau tăng lên.
– Khi cử động thường có tiếng kêu lạo xạo kèm theo đó là sưng nề và mất khả năng di chuyển.
– Khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân có điểm đau nhạy cảm quanh vùng mắt cá trong.
– Nếu bệnh nhân có chấn thương cấp tính, những vết bầm máu có thể hình thành.

Dây chằng delta gồm hai lớp nông và sâu, cả hai lớp này đều bám vào phía trên mắt cá trong.
Bệnh nhân bị bong dây chằng delta có nghiệm pháp vặn ngoài cổ chân dương tính, nghiệm pháp này được thực hiện bằng cách vặn cổ chân ra ngoài thụ động và gấp cổ chân về phía gan bàn chân. Viêm bao hoạt dịch, viêm khớp cổ chân và khớp dưới sên đi kèm có thể gây nhầm lẫn trong biểu hiện lâm sàng.
CẬN LÂM SÀNG BONG DÂY CHẰNG DELTA
– Chụp X-quang thường quy: Được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân có dấu hiệu đau cổ chân.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) cổ chân: Được xem xét khi nghi ngờ đứt dây chằng delta, khớp mất vững, khối choán chỗ hay khối u tiềm ẩn.
Nếu có nghi ngờ gãy kín, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp xạ hình xương.
Dựa vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mà các xét nghiệm bổ sung có thể thực hiện, bao gồm: tổng phân tích tế bào máu, tốc độ máu lắng hay xét nghiệm kháng thể kháng nhân.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BONG DÂY CHẰNG DELTA
– Gãy giật xương gót, xương sên, mắt cá trong hay năm xương đốt bàn chân có thể biểu hiện giống với đau do dây chằng delta.
– Viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng hay gout của khối xương cổ chân có thể cùng tồn tại với bong dây chằng delta gây khó khăn cho chẩn đoán.
– Hội chứng ống cổ chân có thể xảy ra sau chấn thương cổ chân và từ đó gây nhầm lẫn trong biểu hiện lâm sàng.
Với trường hợp bệnh nhân có chấn thương, nghi ngờ gãy xương kín cổ chân, bàn chân hoặc chưa xác định rõ nguyên nhân đau, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp xạ hình xương và MRI để chẩn đoán phân biệt.
BIẾN CHỨNG VÀ NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP
Thường khi bị bong dây chằng mọi người thường nghĩ đến tiêm giảm đau. Biến chứng nguy hiểm của tiêm giảm đau là nhiễm trùng; mặc dù vậy, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nếu kỹ thuật tiêm vô khuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt.
Khoảng 25% bệnh nhân có biểu hiện tăng đau tạm thời sau tiêm, do vậy bệnh nhân nên được cảnh báo trước về khả năng này. Kỹ thuật tiêm cần được thực hiện nhẹ nhàng với những vùng quanh các dây chằng bị bong để tránh làm thương tổn thêm dây chằng đã bị tổn thương từ trước.
Để được hướng dẫn và tư vấn về bong dây chằng Delta, bạn có thể liên hệ ngay tới phòng khám cơ xương khớp SCCARE để được kiểm tra và chẩn đoán, điều trị chính xác tình trạng bệnh.
Chi tiết liên hệ:
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h Chủ nhật