Bàn chân bẹt là dị tật thường được gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, ở trẻ em châu Á, đây là chứng bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc là 30%. Chính vì vậy, việc phát hiện điều trị từ sớm sẽ giảm thiểu các vấn đề nghiêm trọng.
Tật bàn chân bẹt ở trẻ em là gì?
Đây là một dị tật phổ biến không chỉ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàn chân mà còn gây ra các cơn đau nhức ở nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là cột sống.
Với những người bình thường, vòm bàn chân luôn cong lên khỏi mặt đất khi đứng. Tuy nhiên, với người mắc chứng bàn chân bẹt, toàn bộ vòm bàn chân sẽ chạm sàn khi đứng.
Có nhiều kiểu biến dạng đối với dị tật bàn chân bẹt nhưng tất cả đều có đặc điểm chung phổ biến là vòm bàn chân đổ xuống một phần hoặc toàn bộ.

Nguyên nhân gây ra tật bàn chân bẹt
- Dị tật bàn chân bẩm sinh do di truyền nếu bố mẹ có tiền sử bàn chân bẹt
- Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân và thường phát triển thành chân bẹt.
- Mang giày dép không phù hợp. Một số loại dép, xăng đan có đế lót bằng phẳng cũng có thể là nguyên nhân gây bàn chân bẹt.
- Khi bị gãy xương, chấn thương hoặc một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì cũng gây ra chứng bàn chân bẹt.
- Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu một trong hai chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn tạo sự cân bằng. Đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra vẹo cột sống khi trẻ phát triển.
Dấu hiệu nhận biết tật bàn chân bẹt ở trẻ
Thường biểu hiện của bàn chân bẹt sẽ rõ ràng hơn khi bé từ 3 tuổi. Vì từ 3 tuổi trở lên, vòm bàn chân của trẻ mới bắt đầu hoàn thiện. Trước đó, hầu hết các trẻ đều có bàn chân bẹt do cấu trúc bàn chân của trẻ sơ sinh chủ yếu là mô mềm. Nếu sau 3 buổi, vòm cong chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.
- Bố mẹ có thể nhận biết con mình bị chứng bàn chân bẹt khi bàn chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất. Điều này khiến bàn chân của trẻ biến dạng và ảnh hưởng đến đi lại hay chạy nhảy.
- Khi trẻ đứng quay lại, bạn có thể thấy góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều.
Hầu hết trẻ em mắc bàn chân bẹt không có triệu chứng nào, nhưng một vài trẻ có ít nhất một trong số những triệu chứng sau:
- Đau đớn hoặc bị chuột rút ở bàn chân, cẳng chân hoặc đầu gối
- Gót chân bị lệch ra bên ngoài
- Đi lại khó khăn hoặc thay đổi dáng đi
- Khó đi giày
- Không đủ sức tham gia những hoạt động thể lực
- Tránh các hoạt động thể lực
Nếu các vòm bàn chân không phát triển thì có thể gây ra các chứng đau đầu gối, đau lưng và cả ở bàn chân.

Ảnh hưởng của bàn chân bẹt đến cuộc sống của trẻ
Tác hại của tật bàn chân bẹt
- Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối.
- Bàn chân bẹt cũng khiến cơ thể bị lệch trục, gây ra ảnh hưởng lên tới lưng, cổ.
- Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên cạnh), gai gót chân, viêm cân gan chân…
Các bệnh lý khác khác phát sinh từ tật bàn chân bẹt:
- Biến dạng ngón chân
- Vẹo ngón chân cái (viêm bao hoạt dịch ngón cái)
- Gãy xương vì sức nén
- Đau xương cẳng chân
- Viêm khớp bàn chân
- Viêm dây chằng
- Viêm cân gan chân

Cách kiểm tra con có mắc bàn chân bẹt dễ thực hiện
Từ khi trẻ 2 tuổi rưỡi, bố mẹ nên bắt đầu quan sát sự phát triển ở bàn chân bé. Nếu bé có biểu hiện mắc bệnh thì nên cho bé đi chỉnh hình bàn chân càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc điều trị ngay từ đầu còn góp phần nâng cao tỷ lệ điều trị thành công.
Hai cách đơn giản kiểm tra chứng bàn chân bẹt
Cách 1: Đo dấu chân bé
- Làm ướt toàn bộ lòng bàn chân của bé
- Chuẩn bị một tờ giấy trắng hoặc bìa carton và đặt chân trẻ lên sao cho hiện rõ dấu chân
Nếu hình bàn chân có đường cong vòm bàn chân rõ ràng cho thấy chân bé phát triển bình thường. Nếu dấu chân đầy đặn ra bên ngoài, không có đường cong bàn chân thì bé nguy cơ cao mắc tật bàn chân bẹt.
Cách 2: Kiểm tra dấu chân bằng tay
Bố mẹ dùng ngón tay để tìm kiếm vòm bàn chân khi bé đứng trên sàn nhà. Nếu tay không luồn vào lòng bàn chân của trẻ được thì trẻ có thể đã bị bàn chân bẹt. Bố mẹ cần đưa bé đi khám để đo dấu chân một cách chính xác.
Việc phát hiện và điều trị chứng bàn chân bẹt từ sớm sẽ dễ dàng hơn và giúp trẻ có sinh hoạt bình thường từ sớm. Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế uy tín nếu nhận thấy triệu chứng của tật bàn chân bẹt.
Để được tư vấn và hỗ trợ về tật bàn chân bẹt của trẻ, bạn có thể liên hệ ngay đến phòng khám SCCARE theo thông tin dưới đây.
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP SCCARE
Hotline: 0898.999.517
Website: sccare.vn
Địa chỉ: Số 517 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Thời gian làm việc: 8h00 – 17h30 (Từ thứ 2 – Thứ 7) và 8h30-12h chủ nhật